Chuyển đến nội dung chính

Củ nghệ có giúp bạn giảm cân?

Củ nghệ có giúp bạn giảm cân?

Củ nghệ, còn được gọi là gia vị vàng, phổ biến trong ẩm thực châu Á và là một phần của y học cổ truyền Ấn Độ – hay Ayurveda – trong hàng ngàn năm.

Hầu hết các đặc tính mang lại lợi ích sức khỏe của củ nghệ có thể được quy cho Curcumin, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh.

Nên uống củ nghệ hay Curcumin?

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nghệ có thể đóng vai trò trong việc giảm cân.

Tuy nhiên, bạn có thể tự hỏi liệu nó có hiệu quả hay không – và bạn sẽ phải dùng bao nhiêu nghệ để thấy được kết quả.

Bài viết này giải thích liệu nghệ có hỗ trợ giảm cân.

CỦ NGHỆ VÀ GIẢM CÂN

Nghiên cứu gần đây đã xem xét vai trò của củ nghệ trong việc giảm cân.

Trên thực tế, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất Curcumin có thể ức chế các chỉ dấu  viêm đặc biệt có vai trò gây béo phì. Những chỉ dấu này thường tăng ở những người có trọng lượng hoặc béo phì vượt mức.

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng hợp chất này có thể thúc đẩy giảm cân, giảm sự phát triển mô mỡ, kiềm chế cân nặng và tăng cường độ nhạy cảm của bạn với hoóc môn Insulin.

Hơn nữa, một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 44 người trước đây không thể giảm cân cho thấy rằng bổ sung hai lần một ngày với 800 mg Curcumin và 8 mg Piperine dẫn đến giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo và vòng hông.

Piperine là một hợp chất trong hạt tiêu đen có thể tăng khả năng hấp thụ Curcumin lên tới 2.000%.

Hơn nữa, một đánh giá của 21 nghiên cứu trên hơn 1.600 người đã liên kết lượng Curcumin để giảm cân, BMI và chu vi vòng eo. Nó cũng ghi nhận mức tăng của Adiponectin, một loại hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của bạn.

Tuy nghiên cứu hiện tại đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trên con người trước khi có thể khuyến nghị dùng nghệ để giảm cân.

CỦ NGHỆ CÓ AN TOÀN VÀ CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG?

Nói chung, nghệ và Curcumin được coi là an toàn.

Nghiên cứu ngắn hạn chứng minh rằng dùng tới 8 gram chất Curcumin mỗi ngày có ít rủi ro đối với sức khỏe, dù vậy các nghiên cứu dài hạn là cần thiết.

Tuy nhiên, một số người dùng liều lượng lớn hợp chất này có thể gặp các tác dụng phụ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng, buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, táo bón, phát ban da hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, những người có các bệnh sau đây nên tránh bổ sung nghệ:

Rối loạn chảy máu. Củ nghệ có thể cản trở quá trình đông máu, có thể gây ra vấn đề ở những người bị rối loạn chảy máu.

Bệnh tiểu đường. Những chất bổ sung này có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường và khiến lượng đường trong máu giảm quá thấp.

Thiếu sắt. Củ nghệ có thể cản trở sự hấp thụ sắt.

Sỏi thận. Gia vị này có nhiều oxalat, là những hợp chất có thể liên kết với canxi và góp phần hình thành sỏi thận.

Lưu ý rằng có rất nhiều bằng chứng liên quan đến sự an toàn của các chất bổ sung này ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, họ nên tránh chúng.

Moreover, some turmeric products may contain filler ingredients not revealed on the label, so it’s best to choose a supplement that has been certified by a third party, such as NSF International or Informed Choice.

Hơn nữa, một số sản phẩm củ nghệ có thể chứa các thành phần phụ không được tiết lộ trên nhãn, vì vậy, tốt nhất là chọn một chất bổ sung đã được chứng nhận bởi bên thứ ba, chẳng hạn như NSF International hoặc Informed Choice (Lựa chọn thông tin quốc tế NSF*).

[(*) NSF (National Sanitary Foundation) là trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một trong 3 tổ chức giám định độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận uy tín (bên cạnh WQA – Water Quality Association, UL – Underwriters Laboratories).

Chứng chỉ NSF đảm bảo sản phẩm có chất lượng an toàn theo đúng như quảng cáo của nhà sản xuất].

Curcumin cũng có thể tương tác với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc kháng Histamine và thuốc hóa trị.

Hãy xin ý kiến ​​của bác sĩ để xác định xem bổ sung bột nghệ hoặc Curcumin có phù hợp với bạn hay không nhé.

CÁCH DÙNG NGHỆ

Củ nghệ có nhiều dạng, mặc dù cách dễ nhất để sử dụng là dùng nghệ làm gia vị nấu ăn.

Vài loại đồ uống cũng được ưa thích là trà gừng nghệ và sữa vàng, được làm bằng cách đun nóng sữa, bột nghệ, gừng, hạt tiêu đen và bột quế.

lợi ích của sữa vàng (nghệ)

 Sữa nghệ – 1 trong vài loại đồ uống được ưa thích (ảnh: Internet)

Trong ẩm thực Ấn Độ, nghệ thường được dùng trong trà với hạt tiêu đen và các thành phần khác như mật ong, gừng, dầu ô liu và dầu dừa.

Điều đó nói rằng, hầu hết các nghiên cứu ở người cho thấy rằng lợi ích sức khỏe của nghệ chỉ được nhìn thấy ở liều cao hơn, chẳng hạn như những chất được tìm thấy trong chiết xuất củ nghệ hoặc chất bổ sung Curcumin.

Đó là vì nghệ được sử dụng với số lượng nhỏ như một loại gia vị. Hơn nữa, loại gia vị này chỉ chứa 2  – 8% Curcumin – trong khi chiết xuất đóng gói đạt tới 95% Curcumin.

Bạn có thể muốn chọn một chất bổ sung bao gồm cả hạt tiêu đen, vì các hợp chất của nó cải thiện đáng kể sự hấp thụ Curcumin.

Mặc dù không có hướng dẫn liều lượng chính thức cho các chất bổ sung này, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy 500 – 2.000 mg chiết xuất củ nghệ mỗi ngày là đủ để thấy được lợi ích tiềm năng.

Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng liều cao của nghệ trong thời gian dài hơn 2 – 3 tháng, vì vẫn chưa có nghiên cứu an toàn trong việc sử dụng nghệ dài hạn.

Mặc dù bạn không nên mong đợi củ nghệ giúp giảm cân, nhưng loại thảo dược mạnh mẽ này có rất nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh não và bệnh tim.

Và hãy nhớ thông báo cho bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào mà bạn đang dùng, bao gồm cả nghệ và Curcumin.

Tóm lại, nghệ là một loại gia vị phổ biến liên quan đến nhiều lợi ích, bao gồm cả sức khỏe của tim và não.

Tuy nó hứa hẹn có khả năng giúp bạn giảm cân, nhưng cần có nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn trước khi có thể được khuyến nghị cho mục đích này.

Như vậy, vẫn chưa thể kết luận về lợi ích giảm cân của nghệ nhưng đối với lợi ích truyền thống là trị đau dạ dày và bảo vệ gan thì nghệ vẫn là loại thảo dược đứng hàng số một.

Trong nghệ có Curcumin là một dược chất quý có tác dụng hỗ trợ bệnh dạ dày và tá tràng nhưng Curcumin có trong củ nghệ tươi tự nhiên lại có kích thước phân tử lớn, không tan trong nước và kém hấp thụ. Để Curcumin phát huy tác dụng mỗi ngày người bệnh phải sử dụng hơn 4kg nghệ tươi hoặc uống khoảng 120g tinh bột nghệ mới đủ hàm lượng cần thiết giúp lành bệnh và ngăn ngừa tái phát. Vậy đâu là giải pháp hỗ trợ cho người đau dạ dày? Hãy uống ngay Nghệ Micell ADIVA.

Banner nghe micell 2

Nguồn tham khảo: Does Turmeric Help You Lose Weight? (Theo healthline.com)

 

 

 

Rate this post

The post Củ nghệ có giúp bạn giảm cân? appeared first on Collagen ADIVA.
Author Nguyễn Trí Công

Tác giả: Nguyễn Trí Công Nguồn bài viết: https://ift.tt/34whbAc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mùa hè đừng quên 10 mặt nạ dưa dưỡng ẩm cho da

Mùa hè đừng quên 10 mặt nạ dưa dưỡng ẩm, giúp da mềm mại : Bên cạnh trái cây tươi, mùa hè mang theo nó rất nhiều nhiệt và ánh nắng mặt trời cùng các vấn đề về da. Tuy nhiên, bất kỳ vấn đề về da nào cũng có thể được giải quyết với mặt nạ phù hợp, với các thành phần chủ yếu được tìm thấy trong nhà bếp của bạn! Và dưa là một loại trái cây mùa hè rất có lợi cho làn da của bạn. Dưa gang ruột xanh, dưa hấu, dưa vàng, dưa hoàng yến  , dưa lưới, dưa sừng  chỉ là một số loại dưa khác nhau có sẵn cho bạn trong mùa hè. Mùa hè đừng quên 10 mặt nạ dưa dưỡng ẩm, giúp da mềm mại Mùa hè đừng quên 10 mặt nạ dưa dưỡng ẩm, giúp da mềm mại   (hình: Internet) Dưa chứa: Folates – giúp bổ sung lớp trên cùng của da, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất và tái tạo tế bào. Kali – giúp loại bỏ da khô, bong tróc, ngứa và héo tàn bằng cách hydrat hóa và giúp nó trơn mịn. Vitamin A – giúp làm giảm sự xuất hiện của các đốm đen và các nhược điểm. Nó cũng giúp làm mịn làn da thô ráp. ...

Top 3 mặt nạ bơ hạt mỡ cho làn da mềm mượt

Bơ hạt mỡ  xuất hiện trong khá nhiều công thức tự chế các sản phẩm làm đẹp nhưng ít ai biết tác dụng thật sự của nó. Top 3 mặt nạ bơ hạt mỡ cho làn da mềm mượt dưới đây sẽ cho thấy giá trị của loại bơ này cũng như khi kết hợp nó với các nguyên liệu khác. Mời các bạn cùng theo dõi. Bơ hạt mỡ có tốt cho da? Bơ hạt mỡ là một trong những món quà chăm sóc da tốt nhất mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho chúng ta. Có nguồn gốc từ các khu vực Tây, Trung và Đông Phi, bơ hạt mỡ được chiết xuất từ ​​các loại hạt của cây Karite / Mangifolia, có chiều cao lên tới 18 mét. Cây Mangifolia được tôn sùng ở Châu Phi vì đặc tính chữa bệnh của nó và cây được gọi là “Cây Đời Sống” từ thời cổ đại vì tất cả các bộ phận của nó đều có công dụng chữa bệnh. Ngay cả Nữ hoàng Ai Cập, Cleopatra cũng được cho là đã sử dụng bơ hạt mỡ để làm đẹp. Bơ hạt mỡ là một phương thuốc chữa bệnh thần kỳ cho da (hình: Internet) Các chất dinh dưỡng có trong bơ hạt mỡ và lợi ích của chúng đối với làn da Vitamin A – Chống...

Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của hạt mè

Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của hạt mè: Các bạn đã biết “Công dụng làm đẹp tuyệt vời của dầu mè” hoặc “Cách chữa nám tàn nhang bằng dầu mè” đã đăng trên adiva.com.vn nhưng các bạn chưa biết hạt mè có giá trị cho sức khỏe và dinh dưỡng như thế nào phải không? Đầu năm, hãy cùng adiva.com.vn tìm hiểu về loại hạt này nhé. Lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của hạt mè Cây mè (Sesamum indicum) có quả, quả mè là quả nang, chứa nhiều hạt. Trong quả là những hạt mè nhỏ, giàu dầu. Quả mè là quả nang, chứa nhiều hạt giàu dầu (hình: Internet) Hạt mè có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng và đã được sử dụng trong y học dân gian trong hàng ngàn năm. Chúng có thể giúp bạn chống lại bệnh tim, tiểu đường và viêm khớp. Tuy nhiên, muốn đạt được lợi ích sức khỏe thì bạn phải ăn mỗi ngày một nắm nhỏ đấy. Dưới đây là 15 lợi ích sức khỏe của hạt mè. 1. Nguồn chất xơ tốt Ba muỗng canh (30 gram) hạt mè còn nguyên vỏ cung cấp 3,5 gram chất xơ nên ăn hạt mè thường xuyên có thể giúp tăng lượng chất xơ của bạ...